Samsung gọi đây là Ultra S S7350H Elegant nhắm tới thị trường mục tiêu là nữ giới. Đồng bộ màu sắc, bao da sẽ giúp chị em bảo vệ máy khỏi những vết sước và khi cần trang điểm lại thì một chiếc gương soi kèm máy đã sẵn sàng.
" alt=""/>Samsung ra mắt “dế” cho phái đẹpTuy nhiên, khi sắp đến kỳ hạn trả lương, chủ tàu liên tục gây khó dễ. Cuối cùng, người này lấy lý do T. không đáp ứng công việc, chở em vào bờ và không trả lương như đã hứa.
Không có việc làm, không có tiền nuôi sống bản thân, T. tiếp tục lang thang cho đến khi được đưa vào trung tâm. Tại đây, T. được anh Hòa hỗ trợ việc tái hòa nhập xã hội, tư vấn nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng sống.
Anh Hòa nhiều lần tiếp xúc, ghi nhận các trường hợp trẻ dưới 16 tuổi là nạn nhân của tình trạng buôn bán trẻ em. Trong lần đến hỗ trợ một em nhỏ tại Đắk Lắk, anh phát hiện người bác của em có hành vi tập trung những đứa trẻ 13-14 tuổi nghỉ học, cần việc làm.
Người này kết nối với đầu mối tại TPHCM, đưa các em xuống thành phố làm việc để thu lợi 2 triệu đồng/em. Tại TPHCM, các em được đưa vào các xưởng sản xuất tư nhân làm việc với lời hứa nhận 20 triệu đồng/năm. Song, các em chỉ được 18 triệu đồng. Bởi, 2 triệu đồng còn lại đã bị chủ trích ra, trả cho người môi giới, đưa các em xuống thành phố làm việc.
“Dẫu vậy, khi các em làm việc gần hết năm thì bị chủ tìm cách đuổi việc hoặc gây khó dễ buộc các em phải tự nghỉ việc. Bằng cách này, người sử dụng lao động không phải trả tiền cho các em. Các em không có tiền để về quê đành đi lang thang, trở thành trẻ em đường phố”, anh Hòa nói.
Một trong những trường hợp như vậy là cậu thiếu niên tên L.H.N. (15 tuổi, quê Hà Giang). N. được một người đưa vào TPHCM với mục đích bóc lột sức lao động.
Tại đây, em được đưa vào làm việc trong xưởng may gia công tư nhân với lời hứa sẽ nhận 18 triệu đồng/năm. Mặc dù phải làm việc liên tục từ 7h30 đến 21-22h mỗi ngày nhưng gần hết năm, N. bị chủ làm khó, quỵt lương, đuổi khỏi cơ sở.
Không có tiền về quê, N. lang thang và được đưa vào trung tâm. Tại đây, N. mở lòng, chia sẻ câu chuyện của mình với anh Hòa và được anh hỗ trợ, kết hợp với chính quyền địa phương đưa về đến tận nhà.
"Vá lành" vết thương
Tại Trung tâm Công tác xã hội, Giáo dục và Dạy nghề TPHCM, anh Hòa xem học viên là những “học trò” đặc biệt của mình. Bởi, hoàn cảnh của các em đều có “vấn đề” và cần được hỗ trợ, vá lành những tổn thương.
Khi các em được đưa vào trung tâm, anh Hòa tiếp cận, khảo sát thông tin. Anh đối chiếu với các tiêu chí sẵn có để nhận biết, phân loại em nào thuộc diện được dự án quan tâm, đồng hành.
Có danh sách, anh và đồng nghiệp tiến hành “vá lành” những tổn thương của các em bằng nhiều hoạt động cụ thể. Bước đầu, anh kết hợp với trung tâm, liên hệ gia đình để nắm tâm tư nguyện vọng của các em và phụ huynh của mình.
Anh và những đồng nghiệp cũng hỗ trợ hoàn tất giấy tờ tùy thân cho các học viên chưa đầy đủ giấy tờ cần thiết. Tại trung tâm, các em được hỗ trợ học văn hóa, học nghề, hướng nghiệp theo sở thích, năng khiếu bản thân.
Các em cũng được khám sức khỏe thể chất định kỳ. Đặc biệt, các em được khảo sát về sức khỏe tâm lý. Nếu có dấu hiệu tổn thương, cần điều trị, anh Hòa liên hệ, phối hợp với các chuyên gia tâm lý đến kiểm tra, trị liệu.
Anh Hòa thông tin: “Hàng tháng, chúng tôi tổ chức các buổi sinh hoạt, hướng dẫn cho các em những kỹ năng sống như: Tránh bị xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình…
Chúng tôi cũng thành lập các câu lạc bộ vui chơi, thể thao để các em tham gia. Mục đích là khi rời trung tâm, các em có thể hòa nhập cộng đồng thật tốt.
Quan trọng hơn, chúng tôi mong muốn các em sẽ có được một nghề nào đó phù hợp với mình để giúp các em kiếm được đồng tiền lương thiện tự nuôi sống bản thân, không gây hại cho xã hội”.
Vì hầu hết các em được đưa vào trung tâm đều có hoàn cảnh đặc biệt như: Bố mẹ bỏ nhau, đi tù, nghiện ma túy… nên việc đồng hành, hỗ trợ của những người trong dự án gặp nhiều khó khăn. Dẫu vậy, đến nay dự án đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ.
Nhiều em là nạn nhân của tình trạng buôn bán, bóc lột sức lao động, tình dục tại TPHCM đã và đang được những người như anh Hòa đồng hành, hỗ trợ. Các em sau khi trở về nhà, hòa nhập cộng đồng có cuộc sống tốt, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của bản thân như có gia đình, nơi ở ổn định, có việc làm, sống lương thiện…
Anh chia sẻ: “Ngoài các bạn nam, nhiều em nữ vốn là nạn nhân của tình trạng bóc lột tình dục. Sau khi được hỗ trợ, về gia đình, cuộc sống của các em có những chuyển biến tích cực. Gần đây nhất là trường hợp của em tên L.M.
Trước đó, bố mẹ M. sang Campuchia làm việc. Em ở lại Việt Nam với mẹ nuôi. Sau khi 2 mẹ con thất lạc, em trở thành nạn nhân của nạn bóc lột sức lao động và bị lạm dụng.
Trước khi được đưa vào trung tâm, em mưu sinh bằng việc bán đồ lặt vặt ở quán nhậu từ đêm đến sáng hôm sau mới được nghỉ. Vào trung tâm, em được đồng hành, hỗ trợ học văn hóa, học nghề may, làm nail, trang điểm…
Sau một thời gian, chúng tôi đã tìm thấy, kết nối và hỗ trợ em trở về đoàn tụ cùng người mẹ nuôi. Trở về gia đình, em có công việc, em học thêm nghề phụ liệu tóc nên cuộc sống cơ bản đã ổn định”.
Sau đám cưới không lâu, Thư cảm thấy cơ thể có nhiều điểm lạ thường. Cô gạt đi nỗi sợ lần đầu mang thai không suôn sẻ, nhanh chóng mua que về thử thai.
Que thử thai xuất hiện 2 vạch đậm, vợ chồng Thư hạnh phúc, ôm chầm lấy nhau. Niềm vui như được nhân đôi khi bác sĩ thông báo, cô mang thai 2 bé gái.
Thời gian đầu, Thư ốm nghén nặng, phải thường xuyên truyền nước biển. Nhưng đến tháng thứ 6, cô hết nghén, ăn uống ngon miệng.
Thay vào đó, cô thấy ông xã có biểu hiện ốm nghén. Anh liên tục nhõng nhẽo, đòi vợ mua xoài chua về ăn.
Nếu như quá trình bầu bí thuận lợi thì đến lúc sinh, Thư đối mặt với đau đớn và lo lắng. Do thai nhi gặp chút bất thường nên bác sĩ yêu cầu Thư sinh sớm bằng phương pháp mổ chủ động.
Dù được gây tê nhưng Thư vẫn cảm nhận nỗi đau cắt da cắt thịt trong từng vết rạch, khâu chỉ của bác sĩ. Sau 30 phút đau đớn, cô hạnh phúc đón 2 con gái chào đời.
Tuy nhiên, chỉ một bé khỏe mạnh ở lại cùng Thư, còn bé kia được đưa qua phòng dưỡng nhi chăm sóc.
Khi Thư sinh nở, chồng cô luôn cận kề, động viên, chăm sóc. Thậm chí, anh đi khắp bệnh viện, xin sữa của các sản phụ cho con.
Hạnh phúc chẳng tày gang
Vợ chồng Thư còn trẻ, chưa biết cách chăm con. May mắn, cô được bố mẹ ruột hỗ trợ chăm 2 con nhỏ. Cô chỉ việc ngủ và vắt sữa. Tiếc là chỉ sau 20 ngày, Thư bị mất sữa, người thân phải thay nhau đi xin sữa mẹ.
Ba tháng đầu, 2 bé gái sinh đôi ngoan ngoãn, ít quấy khóc. Nhưng, ngay sau thời gian đó, 2 bé quấy khóc liên tục. Hàng đêm, vợ chồng Thư chia nhau mỗi người bế 1 bé dỗ dành.
Dù vất vả, vợ chồng trẻ luôn san sẻ, hỗ trợ chăm con. Tổ ấm của hai người đầy ắp tiếng cười. Bên cạnh đó, vợ chồng cô lập ra nhiều kế hoạch để thực hiện ở tương lai.
Kế hoạch vạch ra, chưa kịp thực hiện thì biến cố ập đến gia đình nhỏ. Thư ứa nước mắt kể chuyện cũ: “Khi 2 con gái được 14 tháng tuổi, chồng tôi gặp tai nạn, rồi qua đời lúc tuổi đời còn rất trẻ”.
Bình thường, chồng Thư đi làm về nhà rất đúng giờ. Hôm đó, cô thấy nóng ruột, nhờ mẹ gọi điện cho con rể. Tuy nhiên, người nghe điện thoại không phải chồng của Thư. Người này nói chồng cô bị tai nạn rất nặng, đang nằm ở bệnh viện.
Ngay lập tức, Thư nhờ bố chở đến bệnh viện. Đến nơi, cô chạy thẳng vào phòng cấp cứu thì bác sĩ thông báo chồng cô đã mất.
“Lúc đó, tôi rất muốn khóc nhưng không khóc được, người lạnh toát, 2 hàm răng va vào nhau phát ra tiếng.
Chồng tôi nằm trên băng-ca như một người đang ngủ. Cơ thể anh không có vết thương lớn, chỉ xây xát một chút.
Tôi không hiểu sao mình có thể bình tĩnh lấy lại chiếc nhẫn cưới của chồng làm kỷ niệm.
Sau khi chôn cất chồng, bố mẹ Thư quyết định dời nhà đi nơi khác, tránh con đường mà chồng cô gặp nạn.
Trở thành góa phụ khi còn quá trẻ, Thư lập ra một kế hoạch rất dài. Với kế hoạch đó, cô gánh trách nhiệm vừa làm mẹ vừa làm cha, nuôi nấng 2 con đến lớn.
Trong khi Thư nỗ lực làm việc, bố mẹ cô ra sức chăm sóc 2 cháu ngoại. Hiện, kinh tế gia đình cô tạm vững chắc, 2 bé được nuôi dạy chu đáo, đáng yêu.
Để hai con quen với tiếng gọi bố, Thư cho 2 con gọi anh trai và chị dâu của cô là bố mẹ. Đến khi con 4 tuổi, Thư mới dẫn con ra thăm mộ bố.
Khi biến cố chưa ập đến, vợ chồng Thư có dự định đưa nhau du lịch khắp nơi. Chẳng may chồng không còn, Thư cố gắng thực hiện kế hoạch này cùng 2 con nhỏ. Trong những chuyến du lịch đó, cô mang theo ảnh của chồng, xem như đưa anh đi chơi cùng.
Bề ngoài, Thư là mẹ bỉm mạnh mẽ, tháo vát nhưng mỗi đêm, cô luôn nhớ đến chồng, khóc ướt gối. Sau phút yếu lòng, cô tự nhủ phải cứng rắn hơn, trở thành chỗ dựa cho 2 con về vật chất lẫn tinh thần. Hai con gái cũng chính là động lực, nhắc nhở cô vượt chông gai, tiến về phía trước.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa